Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2020

CÁCH CHỌN PHÔI HOA NGŨ SẮC KHOẺ.

Hình ảnh
CÁCH CHỌN PHÔI KHOẺ. Với kinh nghiệm ăn ngủ live tream mua phôi hoa ngũ sắc ròng rã trong 3 NĂM hôm nay mình xin chia sẻ kinh nghiệm để chọn phôi hoa khoẻ. Có vài điều cần lưu ý sau đây. 1. Chọn phôi tươi mới vừa khai thác về. Nếu mà nhà bạn ở xa ship hết 1 tuần đến 10ngày mà lại chọn phôi cũ để lâu ngày thì tỉ lệ sống thấp mà sống thì cây cũng yếu. 2. Chọn phôi có bộ rễ khoẻ, nếu có nhiều rễ con càng tốt về dâm là cây hút dinh dưỡng liền khỏi cần tốn thời gian để đâm rễ. 3. Khi mua phôi lưu ý nhìn phôi phải liên tưởng mua về trồng vô chậu thì trồng tới đâu lúc đó thân cây có còn đẹp không. Vì vậy nên chọn cây có phần rễ hơi nhiều tí để khi trồng không che mất thân. Cây mà gốc cụt ngũn về trồng sẽ yếu cây, lâu ra rễ mà chỉ ló cái cành lên thì còn gì đẹp.. 4. Mua cây các bạn nên mua cây không có mặt cắt nhé.(Mặt cắt là vị trí chi không phù hợp nên bị cắt sát thân, sát gốc nhé cả nhà!) Vì những mặt cắt thường các bạn sẽ không cho mầm phát triển thì 1 thời gian cây sẽ bị chết thân dần dần

8 bước trồng hoa ngũ sắc bằng phương pháp giâm cành

Hình ảnh
8 bước trồng hoa ngũ sắc bằng phương pháp giâm cành Hoa ngũ sắc có thể dễ dàng trồng bằng phương pháp cắt cành giâm kích thích ra rễ. Cách nhân giống hoa ngũ sắc bằng cành tỷ lệ thành công rất cao, cách thực hiện lại đơn giản. Bạn có thể đem lại cho khu vườn của bạn một mảng hoa rực rỡ sắc màu tô điểm cho bức tranh thiên nhiên của gia đình bạn. Hãy cùng theo dõi cách làm dưới đây nhé! Chuẩn bị Cây hoa ngũ sắc Chậu trồng Đất trồng, trấu, sơ dừa, than bùn rêu, cát thô, sỏi Hộp nhựa, dây buộc, túi nilon Dung dịnh tăng trưởng kích thích rễ Dụng cụ : Kéo, dao cắt cành chuyên dụng, bay, cuốc làm đất Thời điểm giâm cành Nhân giống giâm cành hoa ngũ sắc vào mùa xuân Hướng dẫn các bước giâm cành trồng hoa ngũ sắc Bước 1: Trộn hỗn hợp đất trồng Trộn rêu than bùn và cát thô, sạch trong hỗn hợp 50/50. Hoặc chuẩn bị giá thể giâm cành gồm: tro + trấu + sơ dừa để trồng. Hay đất trồng sạch trộn với phân ủ. Bước 2: Chuẩn bị vật liệu trồng giâm cành hoa ngũ sắc Giâm cành hoa ngũ sắc bằng cốc nhựa có lỗ

Cách trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc cho hoa nhiều, hoa nở đẹp

Hình ảnh
Cách trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc cho hoa nhiều, hoa nở đẹp Tuy là loại hoa mang vẻ đẹp giản dị nhưng không vì thế mà hoa ngũ sắc kém phần rực rỡ. Ý nghĩa của loài hoa này thể hiện sự hài hòa, sự cân bằng biết trân trọng những điều mình đang có; những điều mình nắm trong lòng bàn tay. Cây hoa ngũ sắc m ang đặc điểm gì Cây ngũ sắc hay còn được gọi với nhiều tên khác như hoa trâm ổi, hoa ổi nho, bông ổi, mã anh đơn, thơm ổi, tứ quý... Đối với dân tộc Tày thì cây hoa ngũ sắc được gọi với tên là Nhà khí mu. Danh pháp khoa học của cây hoa ngũ sắc là Lantana camara L. Cây hoa này thuộc họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Dù được mọc thành bụi trông đẹp và cuốn hút, thế nhưng ngũ sắc thuộc cây thân gỗ với chiều cao tầm  từ 0,3 – 2m. Đặc điểm trên thân cây hoa ngũ sắc là có gai, có lông. Lúc cây còn non thì thân có màu xanh nhưng khi cây đã trưởng thành và già thì thân cây chuyển sang màu nâu như màu của gỗ. Lá cây hoa ngũ sắc có màu xanh như mọi loại lá khác, hình dáng của

Hoa ngũ sắc đẹp nhưng có thể gây chết người

Hình ảnh
Hoa ngũ sắc đẹp nhưng có thể gây chết người Tuy chỉ là một loài hoa dại nhưng hoa ngũ sắc lại ẩn chứa nhiều điều thú vị. Không chỉ xinh đẹp gần gũi với thiên nhiên nó còn tạo nên khung cảnh thơ mộng. Hoa còn giúp thư giãn tinh thần, rất tốt cho sức khỏe mọi người. Nhắc đến hoa là gợi nhớ quê hương, nhắc lại kỷ niệm tuổi thơ khi ta xa quê và trưởng thành.  Tuy chỉ là một loài hoa dại nhưng hoa ngũ sắc lại ẩn chứa nhiều điều thú vị. Không chỉ xinh đẹp gần gũi với thiên nhiên nó còn tạo nên khung cảnh thơ mộng. Hoa còn giúp thư giãn tinh thần, rất tốt cho sức khỏe mọi người. Nhắc đến hoa là gợi nhớ quê hương, nhắc lại kỷ niệm tuổi thơ khi ta xa quê và trưởng thành.  Đặc điểm và ý nghĩa cây hoa ngũ sắc Đặc điểm –  Tùy vào địa phương mà cây có nhiều tên gọi khác như trâm ổi, tứ thời, tứ quý,… – Cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ, ở nước ta cây được trồng làm cảnh hoặc mọc dại. Cây có tên khoa học là Lantana camara thuộc họ Verbenaceae (cỏ roi ngựa). – Là cây bụi thân gỗ cành non dài và mềm, có lô

Tác dụng của cây Ngũ Sắc

Hình ảnh
Giới Thiệu: Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn(còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides). Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính. Mô tả: Ở một số địa phương cây ngũ sắc còn có tên là hoa ngũ vị, cỏ hôi và thậm chí có cả cái tên không được đẹp cho lắm: hoa cứt lợn. Cây ngũ sắc là cây thân thảo thuộc họ cúc. Ngũ sắc thường mọc hoang ngoài bờ ruộng, những bãi đất hoang, vệ đường. Thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao từ 25-30cm. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều